Hiển thị các bài đăng có nhãn tác nhân gây bệnh giang mai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tác nhân gây bệnh giang mai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2022

Bệnh giang mai do tác nhân nào và biến chứng ra làm sao?

Bệnh giang mai khá nguy hiểm, chúng ảnh hưởng tới sức khỏe và cả tính mạng của bệnh nhân nếu họ không kiên trì điều trị. Càng để xoắn khuẩn phát triển mạnh, các tổn thương càng lan rộng khắp cơ thể. Chính vì vậy chúng ta nên điều trị bệnh từ những giai đoạn đầu, hạn chế những rủi ro. Một vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm đó là bệnh giang mai có chữa được không?

Đọc thêm:

Virus gây lên bệnh giang mai

I. Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thường lây lan qua quan hệ tình dục. Bệnh bắt đầu bằng cơn đau nhưng không gây đau đớn - điển hình là trên bộ phận sinh dục, trực tràng hoặc miệng. Bệnh giang mai lây từ người này sang người khác qua da hoặc màng nhầy tiếp xúc với các vết loét. Sau khi bị nhiễm trùng, vi khuẩn giang mai có thể ngủ đông một phần trong cơ thể trong nhiều thập kỷ trước khi nó hoạt động trở lại. Bệnh giang mai phát hiện sớm có thể chữa trị được, đôi khi chỉ bằng một mũi tiêm penicillin. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm bệnh mà không được điều trị có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến tim, não hoặc các cơ quan khác của bạn và có thể đe dọa đến tính mạng. Bệnh giang mai cũng có thể được truyền từ mẹ sang con khi chưa sinh.

https://bsituvan247.webflow.io/posts/cach-chua-benh-giang-mai

II. Tác nhân gây bệnh

Bệnh gây nên do xoắn khuẩn nhạt có tên khoa học là Treponema pallidum do hai nhà khoa học là Schaudinn và Hoffman tìm ra năm 1905. Đây là một loại xoắn khuẩn hình lò xo có từ 6 - 14 vòng xoắn, đường kính không quá 0,5m, dài từ 6 - 15m. Xoắn khuẩn có thể có ba kiểu di động: Di động theo trục dọc giúp xoắn khuẩn tiến hoặc lùi, di động qua lại như quả lắc đồng hồ và di động lượn sóng.

Xoắn khuẩn giang mai rất yếu, ra ngoài cơ thể chỉ sống được vài giờ, chết nhanh chóng ở nơi khô; ở nơi ẩm ướt có thể sống được hai ngày. Nó có thể sống rất lâu ở nhiệt độ lạnh. Ở 56oC chết trong vòng 15 phút. Nhiệt độ thích hợp là 37oC. Xà phòng và các chất sát khuẩn có thể diệt được xoắn khuẩn trong vài phút.

III. Các biểu hiện lâm sàng

Giang mai giai đoạn 1

  • Săng (chancre)

Thương tổn đơn độc, số lượng thường chỉ có một, xuất hiện ngay tại nơi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Săng giang mai thường xuất hiện khoảng 3 - 4 tuần (từ 10 – 90 ngày) sau lây nhiễm. Săng có đặc điểm: Là vết trợt nông, chỉ mất một phần thượng bì, hình tròn hay bầu dục, không có bờ nổi gờ lên hoặc lõm xuống, bề mặt bằng phẳng, màu đỏ thịt tươi. Nền của săng giang mai thường rắn, cứng như tờ bìa, đó là đặc điểm quan trọng giúp phân biệt các vết trợt khác. Săng giang mai không ngứa, không đau, không có mủ, không điều trị cũng tự khỏi. Thường kèm theo viêm hạch vùng lân cận. Vị trí khu trú: Săng thường thấy ở bộ phận sinh dục (> 90% các trường hợp).

Ở nữ giới: Săng thường xuất hiện ở môi lớn, môi bé, mép sau âm hộ, lỗ niệu đạo, cổ tử cung.

Ở nam giới: Săng thường ở quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật, miệng sáo, dây hãm, bìu, xương mu, bẹn. Với những người quan hệ tình dục qua hậu môn, săng có thể ở trực tràng hoặc quanh hậu môn. Săng còn có thể xuất hiện ở một số vị trí khác như: môi, lưỡi, amidan (do quan hệ miệng - sinh dục), khoeo chân, ngón tay (thường ở nữ hộ sinh), trán, vú v.v…

  • Hạch

Vài ngày sau khi có săng ở bộ phận sinh dục, các hạch vùng bẹn thường bị viêm, họp thành chùm trong đó có một hạch to hơn các hạch khác gọi là "hạch chúa". Hạch rắn, không đau, không hóa mủ, không dính vào nhau và vào tổ chức xung quanh, di động dễ.

Nếu không được điều trị, 75% các trường hợp có săng sẽ tự khỏi sau 6 - 8 tuần làm người bệnh tưởng đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, khi đó xoắn khuẩn vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể truyền bệnh sang người khác. Nếu được điều trị đúng và đầy đủ thì bệnh có thể khỏi hoàn toàn ở giai đoạn này mà không chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

IV. Các triệu chứng của bệnh giang mai

Các triệu chứng bệnh giang mai

Sau quan hệ tình dục không an toàn (thời gian ủ bệnh có thể từ 10-90 ngày), người bệnh xuất hiện một hoặc nhiều vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, không có gờ nổi cao, kích thước khoảng 0,5 - 2cm, giới hạn rõ và đều đặn, đáy sạch màu đỏ như thịt tươi, nền cứng (gọi là săng giang mai) và bóp không đau.

Săng giang mai thường gặp nhất là ở niêm mạc sinh dục. Ở nữ giới sẽ hay gặp ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ.

Ở nam giới hay gặp ở quy đầu, miệng sáo, bìu, dương vật... Ngoài ra, săng giang mai có thể gặp ở miệng, môi, lưỡi...

Hạch sẽ xuất hiện 5 - 6 ngày sau khi có săng, hạch vùng bẹn sưng to và thành chùm.

  • Giang mai thời kỳ thứ nhất

Các thương tổn thường xuất hiện sau khoảng 3-4 tuần bị lây. Đặc trưng của thời kỳ này là săng (Chancre) giang mai với các biểu hiện:

  • Là một vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, không có gờ nổi cao, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng (vì vậy gọi là “săng cứng”).
  • Vị trí của săng: Thường gặp nhất là niêm mạc sinh dục. Ở nữ giới hay gặp ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ. Ở nam giới hay gặp ở quy đầu, miệng sáo, bìu, dương vật... Ngoài ra, săng có thể gặp ở miệng, môi, lưỡi,...
  • Hạch: Hạch vùng bẹn sưng to, thành chùm, trong đó có một hạch to nhất gọi là “hạch chúa”.
  • Giang mai thời kỳ thứ 2

Thời kỳ này bắt đầu khoảng 6-8 tuần từ khi có săng với các biểu hiện lâm sàng sau đây:

  • Đào ban: Các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình.
  • Sẩn giang mai với nhiều hình thái đa dạng: sẩn màu đỏ hồng, thâm nhiễm và có thể có viền vảy xung quanh. Sẩn giang mai dạng vảy nến, dạng trứng cá, sẩn hoạt tử...
  • Sẩn phì đại: hay gặp ở hậu môn , sinh dục.
  • Viêm hạch lan tỏa.
  • Rụng tóc kiểu “rừng thưa”.
  • Giang mai thời kỳ thứ 3

Thời kỳ này bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng sau đây:

  • “Gôm” giang mai ở da, cơ, xương.
  • Thương tổn tim mạch (giang mai tim mạch).
  • Thương tổn thần kinh gây bại liệt (giang mai thần kinh).

Chú ý: Giữa thời kỳ thứ nhất đến thời kỳ thứ hai, giữa thời kỳ thứ hai đến thời kỳ thứ ba, bệnh có thể không có triệu chứng lâm sàng. Đó là giang mai kín và được phát hiện chỉ nhờ xét nghiệm huyết thanh.

V. Biến chứng của bệnh giang mai

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh giang mai không chỉ dẫn đến những tổn thương khắp cơ thể người bệnh mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:

1. Các vết sưng hoặc khối u nhỏ

Được gọi là u bã đậu, những vết sưng này có thể phát triển trên da, xương, gan hoặc bất kỳ cơ quan nào khác ở người mắc bệnh giang mai giai đoạn cuối.

2. Các vấn đề về thần kinh

Bệnh giang mai có thể gây ra một số vấn đề với hệ thần kinh như: đau đầu, viêm màng não, mất thính lực, giảm thị giác và có thể mù lòa, sa sút trí tuệ, mất cảm giác đau và nhiệt độ, rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, bàng quang không kiểm soát, các vấn đề về tim mạch…

3. Nhiễm HIV

Người mắc bệnh giang mai lây truyền qua đường tình dục hoặc các vết loét ở bộ phận sinh dục khác ước tính có nguy cơ nhiễm HIV tăng gấp 2 – 5 lần. Vết loét giang mai có thể dễ chảy máu, tạo điều kiện cho HIV dễ dàng xâm nhập vào máu trong quá trình quan hệ tình dục.

4. Các biến chứng khi mang thai và sinh nở

Nếu thai phụ mang vi khuẩn giang mai có thể lây truyền qua thai nhi. Bên cạnh đó, bệnh giang mai bẩm sinh còn làm tăng đáng kể nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh tử vong trong vòng vài ngày sau khi sinh.

Khám bệnh nam giới hết bao nhiêu tiền tiền? Mức phí gồm những gì?

thăm khám nam khoa bao nhiêu tiền là thắc mắc được không ít nam giới quan tâm. Cùng với vấn đề tư vấn vấn đề của cánh mày râu, bài viết dưới...